Sắp giảm lãi suất huy động

Ngân hàng Nhà nước đề nghị các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất huy động từ ngày 6/3/2023…

Giảm lãi suất huy động sẽ giúp lãi suất cho vay hạ nhiệt.
Giảm lãi suất huy động sẽ giúp lãi suất cho vay hạ nhiệt.

Theo nội dung tại một cuộc họp mới đây đây do Ngân hàng Nhà nước chủ trì, kể từ 6/3/2023, hệ thống ngân hàng có đợt điều chỉnh giảm lãi suất huy động, qua đó góp phần giảm lãi suất cho vay, giảm áp lực chi phí vốn đối với doanh nghiệp.

Trong đó, 4 ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước là Vietcombank, BIDV, Agribank và Viettinbank giảm 0,2%/năm so với mức lãi suất niêm yết của từng đơn vị  tính từ ngày 27/02/2023 với nhóm kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng.

Tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần giảm 0,5%/năm so với mức lãi suất của từng ngân hàng tính từ ngày 27/02/2023) với nhóm kỳ hạn từ 6 đến 12 tháng.

Tại Hội nghị Đối thoại ngân hàng – doanh nghiệp của TP. Hồ Chí Minh mới đây, nhiều doanh nghiệp cho biết đang phải vay vốn với lãi suất mười mấy phần trăm. Có doanh nghiệp khi ngân hàng điều chỉnh lãi suất thì biên độ cộng thêm tới 4,8%/năm khiến lãi suất cho vay sau điều chỉnh tăng cao.

Lãi suất cao nhất tại các ngân hàng hiện nay phổ biến từ 8,7-9,5%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Hiện một số ngân hàng vẫn còn niêm yết lãi suất cao nhất ở mức 9,5%/năm hoặc xấp xỉ 9,5%/năm có thể kể đến BaoVietBank, Kienlongbank, NamABank, PVCombank, SCB, VietABank, DongABank, BacABank.

Trong khi đó, ở nhóm ngân hàng thương mại nhà nước Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, lãi suất sản phẩm gửi tiết kiệm thông thường cao nhất chỉ ở mức 7,4%/năm. Khi gửi online, hoặc với khách hàng ưu tiên, lãi suất có thể được cộng thêm nhưng cũng chỉ ở mức khoảng 8%/năm.

Đối với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất niêm yết tại các ngân hàng có sự chênh lệch khá lớn. Chẳng hạn, nhiều ngân hàng niêm yết trên 9%/năm như BacABank, BaoVietBank, DongABank, NCB, OCB, PVCombank, VietABank, NamABank. Trong khi đó, nhiều ngân hàng khác như Sacombank, Techcombank,…chỉ niêm yết nhỉnh hơn so với 8%, phổ biến 8,2-8,5%/năm. Thậm chí, ở nhóm Big 4 khi gửi tiết kiệm thông thường, lãi suất ở kỳ hạn 6 tháng chỉ ở mức 6%/năm.

Theo đánh giá của nhiều chuyên, dù vẫn còn nhiều áp lực, song mặt bằng lãi suất nhiều khả năng sẽ tạo đỉnh trong nửa đầu năm 2023 rồi dần “giảm nhiệt”, qua đó giảm áp lực lên lãi suất cho vay.

Việc tiếp tục có một đợt giảm lãi suất huy động trên diện rộng từ 6/3/2023 sẽ tạo tiền đề cho lãi vay hạ nhiệt.

Tại Hội nghị Đối thoại ngân hàng – doanh nghiệp của TP. Hồ Chí Minh mới đây, nhiều doanh nghiệp cho biết đang phải vay vốn với lãi suất mười mấy phần trăm. Có doanh nghiệp khi ngân hàng điều chỉnh lãi suất thì biên độ cộng thêm tới 4,8%/năm khiến lãi suất cho vay sau điều chỉnh tăng cao.

Nhiều doanh nghiệp khác đã được ngân hàng cam kết giải ngân nhưng khi doanh nghiệp mở thư tín dụng, hàng nhập về cảng nhưng vốn chưa giải ngân kịp khiến doanh nghiệp phải tốn thêm chi phí kho bãi… Hay như việc doanh nghiệp rút tài sản đảm bảo từ ngân hàng này chuyển sang ngân hàng khác khi được nhận lãi suất ưu đãi cạnh tranh hơn cũng bị phía ngân hàng cũ gây khó khăn.

Theo các doanh nghiệp, lãi suất trung hạn trên 10% hiện đang được áp dụng gây khó khăn, áp lực lớn lên các hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Do đó, nhiều doanh nghiệp mong muốn các ngân hàng chia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay và kỳ vọng lãi suất sẽ giảm trong thời gian tới.

Để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn về vốn, tại chương trình kết nối ngân hàng và doanh nghiệp, 16 ngân hàng thương mại tại TP. Hồ Chí Minh đã ký cam kết cho 64 doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh vay với tổng vốn khoảng 11.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay ngắn hạn là 7%/năm, trung-dài hạn là 10%/năm.HL

Bài viết khác

Tác giả: King Stock

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *